Chất liệu bạt hiflex từ lâu đã xuất hiện ở Việt Nam, và đến nay nó vẫn luôn giành được sự ưu ái của nhiều người vì nhiều ưu điểm về giá thành cũng như chất lượng. Không khó để bắt gặp các loại bảng hiệu, băng rôn, poster, banner,… làm từ bạt hiflex trên các con đường, tại hội chợ, hội thảo, triển lãm,…Vậy chất liệu Hiflex là gì và cách in bạt hiflex như thế nào thì hãy cùng Thanh Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Hiflex là vật liệu được sử dụng phổ biến trong in ấn kỹ thuật số, có thành phần chính là chất liệu nhựa PVC. Thường được dùng cho các biển quảng cáo ngoài trời, biển công trình, poster, banner, băng rôn,… Vì khả năng chịu được nắng mưa, co giãn tốt, độ bền cao.
Chất liệu Hiflex
In hiflex là quy trình sử dụng máy in Hiflex kỹ thuật số phun trực tiếp nội dung, hình ảnh lên bề mặt vật liệu Hiflex. In Hiflex chia thành 2 loại là xuyên đèn và không xuyên đèn, mỗi loại in sẽ phù hợp với những nhu cầu sử dụng khác nhau.
Máy in Hixlex kỹ thuật số
Hình ảnh và nét chữ in trên Hiflex có màu sắc đẹp mắt, tươi tắn nên chất liệu Hiflex khá phổ biến hiện nay.
Poster quảng cáo bạt Hiflex ngoài trời
– Loại mỏng: có độ dày khoảng 0.32 – 0.34 mm, khả năng xuyên sáng tốt, thường dùng để in băng rôn, làm hộp đèn xuyên đèn…
– Loại trung bình: có độ dày khoảng 0.36 – 0.38mm, thường dùng trong làm biển hộp đèn, backdrop, phông nền sân khấu,…
– Loại dày: độ dày lớn hơn 0.46mm, dùng để căng bạt kích thước cỡ lớn, treo ở nơi nhiều gió.
– Loại bạt hiflex 2 da: mặt sau bạt có màu xám, có khả năng chống xuyên đèn cực tốt.
Bảng thông báo bằng chất liệu bạt Hiflex
– Có giá thành rẻ, phù hợp in băng rôn quảng bá, tuyên truyền, trang trí ngoài trời, bảng hiệu cửa hàng bình dân…
– Có thể tùy chọn độ mỏng, dày của bạt tùy theo nhu cầu sản phẩm. Có thể in khổ lớn, khổ ngang, chiều dài rộng tuỳ chỉnh.
– Dễ gia công, ứng dụng vào nhiều loại hình quảng cáo khác nhau.
– Có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc cho các mục đích khác, tiết kiệm chi phí cho người sử dụng.
– In bạt hiflex còn có ưu điểm là dễ dàng treo, khoan vào tường và tháo ra cũng nhanh chóng. Chúng là ưu tiên số một cho những chiến dịch quảng cáo lớn và ngắn hạn.
Biển quảng cáo bạt Hiflex
In bạt Hiflex bằng máy in Offset không thể kiểm soát bảng màu do in trên bảng kẽm. In bằng máy in kỹ thuật số nhanh và đẹp hơn nhưng kèm theo đó là giá thành sẽ nhỉnh hơn so với các loại hình khác.
Máy in bạt Hiflex
Bạt Hiflex khi in cho ra sản phẩm có màu sắc nổi bật nhưng các chi tiết, đường in lại không được hoàn hảo, tinh tế. Do vậy in Hiflex chỉ phù hợp với các ấn phẩm truyền thông khổ lớn. Còn với những ấn phẩm cần sự chi tiết, chất lượng, có thể cân nhắc các chất liệu khác phù hợp hơn.
Dưới đây, là những điều bạn nên cần phải biết và lưu ý khi in bạt hiflex. Cùng tham khảo ngay thêm nhé!
Khách hàng sau khi đã xác nhận bản thiết kế sẽ xuất file để in. Định dạng file tốt nhất để in là .tiff, ngoài ra cũng có thể xuất file theo các định dạng: .jpg, .jpeg, .png, .pdf, .eps…
Định dạng file in bạt Hiflex
Khách hàng cần lựa chọn độ phân giải và kích thước phù hợp khi in bạt Hiflex. Độ phân giải càng cao thì bản in càng rõ nét. Nhưng nếu quá cao sẽ gây nặng máy, tiêu hao tài nguyên và chi phí. Ngược lại nếu độ phân giải và kích thước file quá thấp sẽ cho ra sản phẩm không đẹp.
Độ phân giải dùng trong in ấn
Theo kinh nghiệm của những người chuyên thiết kế và in bạt Hiflex lâu năm. Kích thước khổ in từ 0.8m – 1.8m thì file ảnh có mật độ điểm ảnh 150 dpi là phù hợp.
Đối với các sản phẩm cần in rõ trên kích thước lớn (banner, background sự kiện, băng rôn cỡ lớn…). Thì cần độ phân giải cao hơn, khoảng 150 – 300 dpi.
Bảng hiệu Hiflex thường đặt cách người nhìn từ 1m trở lên nên độ phân giải trong khoảng 72 – 150 dpi là phù hợp. Xem ngay tại đây!
Hai khổ máy in hiflex phổ biến nhất là máy dài 1.5m và 3.2m, khổ máy lớn nhất là 5m.
Khổ máy và khổ bạt Hiflex
Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu in bạt với kích thước lớn hơn, người thợ sẽ dùng phương pháp ghép bạt. Bộ phận thiết kế chia file in thành nhiều phần nhỏ với kích thước bằng khổ máy sẵn có và chừa biên để khi ghép các phần lại sẽ khớp với nhau, tạo thành bản in đúng với file yêu cầu.
GỬI YÊU CẦU BÁO GIÁ THANH THỊNH PHÁT
Hầu hết các cơ sở in kỹ thuật số đều sử dụng hệ màu CMYK (Cyan – Magenta – Yellow – Black)
Hệ màu CMYK ( Cyan – Magenta – Yellow – Black )
Chừa ít nhất 5cm mỗi biên cho mọi bản in để đảm bảo cho giai đoạn thi công và các nhu cầu khác (nếu có).
Cần xác định cụ thể mục đích sử dụng và ngân sách dự toán cho in bạt Hiflex để lựa chọn loại bạt, độ dày bạt và cách in phù hợp, tránh nhầm lẫn dẫn đến lãng phí khi in lại.
Bạn muốn in bạt Hiflex? Bạn chưa tìm được đơn vị cung cấp uy tín? Hãy liên hệ ngay với Thanh Thịnh Phát để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và thi công bảng hiệu Hiflex.
Website: https://www.thanhthinhphat.net/
Địa chỉ: 62/1 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP.HCM
SĐT: (028) 66 792 999
HotLine: 098 465 88 22.
Gmail: lienhe@thanhthinhphat.com
Facebook: https://www.facebook.com/QuangCao.ThanhThinhPhat
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4-CPJnzDVGLmZjZyook3_w
Twitter: https://twitter.com/Thanhthinhphat2
Blogsport: https://thanhthinhphat.blogspot.com
Google Map: https://goo.gl/maps/rv4K8yVvza1rbMtDA
Tem Inox Ăn Mòn Là Gì? Tem inox ăn mòn là loại tem được làm…
Bảng hiệu 3D là 1 giải pháp lăng xê tiền tiến và phát minh, mang đến…
Tấm Alu là gì? Tấm ALuminium là tấm nhôm nhựa hoặc nhôm composite, là 1 chất…
Biển tên phòng ban cho công ty đang là trung điểm dành cho các doanh…
Trong năm 2024 vửa qua thì Công Ty Thanh Thịnh Phát đã thiết kế thi…
Hiện nay có rất nhiều công ty, doanh nghiệp, các cơ sở đang gặp một…